THIẾT KẾ TIỂU CẢNH ĐẸP TRONG XÂY DỰNG NHÀ PHỐ BIỆT THỰ

Đưa thiên nhiên vào trong nhà không chỉ là xu hướng mà còn là nhu cầu tất yếu, bất kể là nhà ống, nhà phố hay nhà vườn có diện tích rộng. Tùy từng không gian, diện tích mà việc thiết kế và bố trí tiểu cảnh có sự khác nhau, tuy nhiên, để đảm bảo sở hữu một tiểu cảnh đẹp và ý nghĩa, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

thiết kế tiểu cảnh

1. Tiểu cảnh là gì?

Tiểu cảnh được coi là một công trình thiên nhiên thu nhỏ với đầy đủ các yếu tố như đất, nước, đá, cây, không gian,… trong đó nước và cây xanh là 2 yếu tố chủ đạo. Sự hội tụ của các yếu tố này tạo nên một tác phẩm nghệ thuật không chỉ đẹp mà còn giúp cải thiện không gian sống, nhờ đó con người cảm thấy phấn chấn, khỏe khoắn và năng động hơn. Tiểu cảnh có thể bố trí ngoài sân vườn hoặc ngay trong chính ngôi nhà.

2. Các loại tiểu cảnh.

Tiểu cảnh gầm cầu thang: Là mô hình tiểu cảnh được đặt dưới gầm cầu thang, kết hợp với màu sắc sơn diện tường, độ sáng tối,… tạo nên một tác phẩm đặc sắc. Tiểu cảnh gầm cầu thang được chia thành 2 loại là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước.

Tiểu cảnh sân vườn: Là mô hình tiểu cảnh nhằm tận dụng tối đa diện tích của khu vườn, mang đến một tổng thể không gian hài hòa và gần gũi với thiên nhiên.

Thiết kế tiểu cảnh đẹp

3 Lưu ý khi thiết kế và thi công tiểu cảnh.

Vị trí tiểu cảnh: Có thể đặt tiểu cảnh ở bất cứ nơi nào trong nhà như phòng khách, phòng sinh hoạt chung, gầm cầu thang, giếng trời,… Lưu ý, tiểu cảnh phải “tựa” vào tường hoặc “nép mình” vào gầm cầu thang để vừa tiết kiệm được diện tích, vừa giảm sự đơn điệu cho bức tường. Đồng thời, để phát huy tối đa tính thẩm mỹ, mảng tường nơi đặt tiểu cảnh nên được ốp đá hoặc ốp gỗ phù hợp với phong cách tiểu cảnh.


Chọn tiểu cảnh: Tùy vào điều kiện và sở thích mà có thể chọn tiểu cảnh ướt hoặc tiểu cảnh khô. Tiểu cảnh ướt cầu kỳ, phức tạp hơn tiểu cảnh khô, được chia thành 2 loại là tiểu cảnh tĩnh (mặt nước bằng phẳng, tĩnh lặng) và tiểu cảnh động (thác nước, vòi nước).

Chọn cây trồng: Với tiểu cảnh, những loại cây như dương xỉ, cỏ lan chi, cọ, trúc Nhật, phong lan, dây thường xuân (ivy), trầu bà, kim phát tài, ngũ gia bì, xương rồng,… được coi là lý tưởng nhất. Ngoài ra, nếu thiết kế thêm hồ nước thì có thể trồng sen, súng, rong, rêu và một số cây thủy sinh khác. Sở dĩ không trồng hoa vì hoa dễ gây dị ứng và tuổi thọ không cao.

Vật trang trí: Vật trang trí trên tiểu cảnh có thể là các hình tượng như ông già câu cá, mục đồng, chùa, thuyền nan,… để mang đến sự bình yên và thư thái. Bên cạnh đó, có thể sử dụng đá sỏi, vỏ ốc, san hô, quả san hô để tiểu cảnh thêm đặc sắc và sinh động. Tuy nhiên, quá nhiều vật trang trí có thể đánh mất vẻ đẹp tự nhiên của tiểu cảnh.

Nguồn sáng: Cây cần ánh sáng để quang hợp, vì thế, bạn cần chủ động trang bị nguồn sáng cho cây bằng cách đặt tiểu cảnh gần cửa sổ hoặc lắp đèn daylight quanh khu vực tiểu cảnh. Đặc biệt, với tiểu cảnh ướt, hãy lắp đèn dưới đáy hoặc trên thành hồ để tạo sự phản chiếu lung linh, huyền ảo vào ban đêm.

Phòng ngừa côn trùng: Tiểu cảnh là nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng như kiến, mối, gián, rết, muỗi,… Vì vậy, nên có biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự sinh sôi, phát triển và gây bệnh của những loài côn trùng này. Có thể thả cá dưới hồ nước, lắp đèn quanh hồ hoặc dùng vợt bắt muỗi để phòng ngừa và tiêu diệt côn trùng.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ CẦU THANG CHO NHÀ PHỐ

XÂY NHÀ CẤP 4 HẾT BAO NHIÊU TIỀN